- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Để hoạt động kinh doanh nhà hàng diễn ra thuận lợi, bạn phải xin được giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là loại giấy tờ mà bất cứ ai muốn mở quán ăn hoặc nhà hàng phải có. Bởi nó là thứ giúp nhà hàng chứng minh được với khách về độ an toàn thực phẩm của quán. Cùng cosopho.com đọc bài sau để biết thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhé.
Mức phạt hành chính áp dụng cho các nhà hàng không có giấy ATVSTP
Theo điều 24 trong nghị định số 178 ban hàng năm 2013 về xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm. Các hành vi sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải có giấy chứng nhận ATVSTP. Bởi đây là cơ sở để cơ quan quản lý nắm bắt được mức độ vệ sinh thực phẩm của quán.
Do đó, với những nhà hàng/quán ăn không có giấy ATVSTP sẽ phải đóng phạt hành chính. Mức phạt sẽ tùy thuộc vào độ nghiêm trọng khi nhà hàng vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Ví dụ:
- Các nhà hàng/quán ăn sử dụng giấy phép chứng nhận ATVSTP đã hết thời hạn dưới 1 tháng sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo
- Nhà hàng/quán ăn sử dụng giấy chứng nhận ATVSTP đã hết hạn từ 1 đến 3 tháng bị phạt tiền 4.000.000 đến 6.000.000 đồng
- Nhà hàng/quán ăn không có giấy hoặc có giấy chứng nhận ATVSTP đã hết hạn hơn 3 tháng mức phạt là 10.000.000 đến 15.000.000 đồng
- Nhà hàng có hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy ATVSTP sẽ bị phạt từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng
- Mức phạt hành chính từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng áp dụng cho nhà hàng sử dụng giấy ATVSTP giả
Điều kiện để làm thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm như thế nào?
Ngoài các mức phạt hành chính nêu trên, nhà hàng/quán ăn cũng cần khắc phục hậu quả đã gây ra. Họ phải gửi thông báo đến chính quyền địa phương đồng thời đóng cửa quán đến khi xin được giấy ATVSTP.
Do đó, việc xin giấy phép ATVSTP là điều bắt buộc bất cứ nhà hàng/quán ăn nào cũng cần thực hiện. Và để được cấp loại giấy này, quán của bạn phải đáp ứng được một số điều kiện sau:
- Nhà hàng/quán ăn thành lập hợp pháp và không kinh doanh các mặt hàng trong danh mục cấm của Nhà nước
- Nhà hàng/quán ăn phải đáp ứng đủ trang thiết bị và con người theo luật về kinh doanh ăn uống. Ví dụ nhà hàng phải có phân chia khu bếp, kho và khu phục vụ riêng biệt.
- Quán của bạn phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm dùng trong chế biến món ăn
- Nhà hàng cần đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh cho cả nguyên vật liệu lẫn dụng cụ chế biến theo quy định chung
- Nhân viên phục vụ trong quán phải được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một năm một lần. Ngoài ra, họ cũng cần có giấy xác nhận kiến thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Các loại giấy tờ cần có khi làm thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Khi muốn kinh doanh nhà hàng, quán ăn, bạn cần phải chuẩn bị đủ hồ sơ để xin cấp giấy ATVSTP. Trong bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận ATVSTP sẽ yêu cầu bạn cung cấp những loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị xin được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh nhà hàng/quán ăn
- Bản photo có xác nhận của địa phương về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề của nhà hàng
- Bản sao công chứng sơ đồ thiết kế mặt bằng và các khu vực xung quanh của quán ăn/nhà hàng
- Bản sao công chứng sơ đồ quy trình sản xuất (hoặc bảo quản, phân phối) thực phẩm của cơ sở kinh doanh
- Bản photo công chứng bản thuyết minh về dụng cụ, trang thiết bị và cơ sở vật chất của nhà hàng/quán ăn
- Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức về ATVSTP của cả chủ lẫn nhân viên trong nhà hàng
- Giấy xác nhận về sức khỏe của chủ và nhân viên làm việc trong nhà hàng
Thời gian thẩm định và phản hồi khi nộp hồ sơ xin cấp giấy ATVSTP
Sau khi đã chuẩn bị mọi giấy tờ trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn gửi về chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố hoặc UBND các quận, huyện sở tại. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và phản hồi về việc cấp giấy chứng nhận ATVSTP diễn ra như sau:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ của bạn sẽ thẩm xét và có thông báo bằng văn bản gửi về cho bạn. Thời gian này sẽ là trong vòng 5 ngày làm việc nếu hồ sơ bạn nộp không hợp lệ
- Sau 60 ngày kể từ khi nhận được thông báo, bạn không bổ sung hồ sơ theo yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ được quyền hủy hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATVSTP của bạn.
- Với hồ sơ hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc Cục sẽ có quyết định về việc thành lập đoàn thẩm định. Mục đích là để thực địa tại nhà hàng và cấp giấy chứng nhận ATVSTP theo đúng quy định.
Trên đây là thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm mà quý độc giả cần nắm được. Hy vọng bài viết của cosopho.com đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về việc xin cấp giấy phép ATVSTP.
source https://cosopho.com/thu-tuc-xin-giay-phep-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-cho-nha-hang/
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét